Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ chủ đề khá quan trọng: ” Đó là chi phí vận hành một sản phẩm Airbnb (Là căn hộ, hostel giường tầng hay resort đều dựa trên một nguyên tắc cơ bản). Bảng Excel bên dưới là một Bảng tính chi phí vận hành của một Khách sạn mini tại Sài Gòn với Capacity: 60 khách. Và biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu từng loại trên tổng chi phí (của các khách sạn USA chỉ để tham khảo). Sau đây là một số câu hỏi những ngày này chúng tôi thường nhận được.

1. Căn hộ của em khách cũng khá nhưng làm mãi chẳng thấy tiền đâu.

Trả lời: Lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào việc ta kiểm soát được chi phí chứ không phải là có bán được nhiều hàng hay không. Đặc biệt ở vào giai đoạn nhà nhà làm Airbnb như hiện nay, cung vượt cầu sẽ khiến bạn không thể có doanh thu bán phòng lý tưởng, cách hợp lý để có lợi nhuận hoặc ít nhất không bị lỗ là kiểm soát chặt chẽ chi phí.

2. Những chi phí nào quan trọng nhất và chi phí nào hay bị bỏ qua.

Trả lời: Tiền thuê nhà và điện nước các bạn ít khi quên nhưng Chi phí nhân công, chi phí bảo dưỡng nhà cửa, thay thế vật dụng và chi phí khấu hao vốn đầu tư thường hay bị tính thiếu hoặc bỏ qua luôn. 

Các nhóm khởi nghiệp để tiết kiệm thường không thuê nhân công và tự phân công mỗi bạn một việc, đến cuối kỳ được bao nhiêu tiền thì chia nhau, gọi là “Lấy công làm lãi”. Điều này không sao cả tuy nhiên các bạn lại không tính lương của mình và đưa vào cost. Đến lúc làm được nửa năm một năm thấy lợi nhuận cũng không nhiều nhặn gì muốn quay lại nghề cũ hoặc đi du học. Đến lúc đó mới thấy chi phí housekeeper, rồi lễ tân 24/24h chiếm đến 15-20% doanh thu cộng với chi phí khấu hao nữa là lỗ.

Một chi phí cũng dễ bị bỏ qua đó là khấu hao vốn đầu tư. Các bạn thuê nhà hơp đồng 5 năm đầu tư vào đó khoảng 500 triệu. Mỗi tháng trừ hết chi phí lợi nhuận được khoảng 10 triệu, tự an ủi thôi cũng không tệ. Hết 5 năm thu được 600 triệu nhưng chủ nhà không gia hạn hợp đồng, vật dụng thiết bị thu hồi chẳng còn mấy giá trị. Tính cả chi phí sử dụng số vốn 500 triệu cho 5 năm và chi phí cơ hội bỏ lỡ trong thời gian đó thì đã bị thiệt hại rất nhiều.

3. Vậy em có nên thuê cái nhà này để làm Airbnb không, có những cách nào để cắt giảm chi phí, tăng doanh thu để có lợi nhuận.

Cắt giảm chi phí: Chi phí nhân sự chiếm tỷ trọng hơn 50% trên tổng chi phí vì vậy co-host là một cách rất hiệu quả để cắt giảm chi phí. Nên có hồ sơ theo dõi thiết bị (máy lạnh, máy giặt), nếu phải sửa chữa liên tục tốn kém thì nên thay mới.

Tăng doanh thu: kết hợp thêm nhiều dịch vụ: giặt ủi, bán tour…

Khi đã có bản tính toán Profit n Lost cộng với Bản tính chi phí đầu tư rồi tự bạn sẽ trả lời được câu hỏi có nên làm hay không. Chú ý là Bảng tính PnL nên đưa ra 2 phương án về giá phòng (giá bán tốt và giá bán thấp) và 2 phương án về công suất hoạt động (75% và 50%).

Lời khuyên: Mình luôn khuyến khích các bạn nếu có idea tốt thì hãy take action đừng do dự, thành công thì tốt rồi, nếu thất bại cũng được kiến thức.. Nhưng hãy khởi sự có kế hoạch và học hỏi càng nhiều càng tốt, nếu take action một cách bản năng thì không những rất dễ thất bại mà thậm chí còn chẳng rút được bài học gì.