Cách thoát khỏi chung cư căn hộ khi đám cháy có nhiều khói

Nhà riêng, hay chung cư cũng thế, cháy, nổ là 2 vấn đề phức tạp liên quan tới mạng sống mà chưa được đề cao ở Việt Nam, nhưng ở Nhật thì là vấn đề quan trọng nhất, vì nhà nó bằng gỗ và nó hay có động đất làm rò rỉ ga dẫn tới cháy nổ. Các vấn đề liên quan tới cháy

1. Tỷ lệ tử vong: hơn 55% chết do.. không biết thoát khỏi chung cư khi có đám cháy (phản ứng chậm, không biết có cháy, không biết cách phòng chống, không biết cách chạy khói).

2. Chết do ngạt khói ( khí CO): thường phần lớn ( hơn 90%) là do chết ngạt trước rồi sau đó nằm xuống thì cháy luôn cơ thể.
ở Việt Nam mình thấy cháy rồi thì thôi, nhưng ở Nhật họ phân tích luôn thời gian chết là bao giờ, nguyên nhân gì. Thường là chết do khói trước khi bị lửa cháy rất lâu.Chú ý vào độ đậm của khói, khói đen nhiều muội (là CO chưa cháy hết) , nồng độ thấp thì hít vào 1 chút kg sao (2,3 tiếng bị đau đầu nhức mắt). Nhưng nồng độ cao (trên 1% của không khí) thì hít vào chừng 5 phút là chết. nồng độ trên 1.3% thì chỉ hít vào chừng 1 phút là chết.

Còn phần lại chết do bỏng, chết trong viện thì rất ít. (Nhảy ra ngoài rớt xuống không tính….).

Vậy vấn đề là khi có cháy, phải check độ khói đầu tiên. Sau đó tới cửa thoát hiểm. Đừng có nhảy!!!! Ban đầu cháy khói nó xám trắng, dần dần nó đen lại( nồng độ tăng dần). Đồng thời, tốc độ của khói, lan lên trên là 3~5m/giây, lan ra xung quanh là 0.3~0.8m/giây. Nên chú ý là cố gắng đừng có chạy lên nếu khói nó đuổi theo (ví dụ trong cầu thang thoát hiểm kín không thông gió). Chạy ngang thì dư sức thoát, nhưng chạy lên thì sức người tầm 0.5~1m/giây. Và quan trọng nhất, là cố gắng cúi thấp người xuống, bò được thì tốt nhất, theo đèn khẩn cấp (Exit) tới cửa khẩn cấp, cầu thang thoát hiểm. Chú ý nếu nhiều người hỗn loạn quá thì chờ 1 chút cũng không sao không được hoảng loạn, hít khói 1 min ~ 5 min là chết đó. Vì vậy chúng ta nên được trang bị các kĩ năng cần thiết để thoát khỏi chung cư khi đám cháy có nhiều khói. Trên đây là một số kĩ năng cần thiết nên được trang bị: 

  • Bò thấp người khi di chuyển.
  • Đứng cao dễ gây ngạt hít khí độc.
  • Di chuyển bằng đường bộ thang thoát hiểm.
  • Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi hỏa hoạn.
  • Dùng mu bàn tay đo độ nóng của cửa nếu cửa nóng tuyệt đối không được mở cửa khói và lửa bên ngoài có thể tràn vào.
  • Dùng chăn vải bịt kín các khe hở.
  • Tìm đường khác để thoát khỏi chung cư khi đám cháy có nhiều khói
  • Nếu ở tầng cao hãy mở cửa sổ hoặc di chuyển lên sân thượng nhanh nhất.
  • Tuyệt đối không nhảy xuống.
  • Treo màn, vải sáng màu làm dấu hiệu nhận biết.
  • Gọi cứu hộ thông báo vị trí dấu hiệu.
  • Khi đã thoát thân thì phải đi xa đám cháy không chạy ngược để cứu người tài sản.