Nay tôi viết bài này. Mong mọi người chia sẽ để đến được nhiều người hơn. Để bà con chết vì lòng tham thế này thật là đau đớn. Đau đớn hơn là nó có thể dập tắt ngọn lửa công nghệ Blockchain đang bắt đầu cháy mạnh trong nước, một công nghệ có thể giúp chúng ta bắt kịp với thế giới.

Lúc đầu cũng chỉ vì Chính Phủ chưa cập nhật kịp, không quy định khung pháp lý cho các loại tiền điện tử mã hoá. Chính vì vậy hội đa cấp lừa đảo chuyên dùng kẽ hở này, thay vì nhận tiền mặt thì chúng nhận Bitcoin. Nếu vỡ thì cũng chẳng khép được tội gì vì Chính Phủ chưa công nhận Bitcoin là tiền hay tài sản. Cả một vùng trống trong luật tha hồ hoàng hành lừa đảo. Dần dần, đội đa cấp là đội tiếp xúc với thế giới Cryptocurrencies nhiều nhất. Chúng nhận ra rằng nếu buôn bán Cryptocurrencies thực ra còn lãi hơn đi lừa đảo đa cấp. Thế là chúng nhao vào săn các loại tiền mã hoá. Bắt đầu bằng Bitcoin, rồi ETH sau đó dần dần ra các đồng tiền nhỏ hơn.

Nửa cuối 2017 là khi Cryptocurrencies bắt đầu bùng nổ với hàng ngàn ICO (Innitial Coin Offering), phát hành hàng ngàn loại tiền mã hoá mới. Một số nhiều các ICO này thành công rực rỡ do lan toả của Cryptocurrencies ngày càng rộng và nhu cầu sở hữu ngày càng cao. Có những ICO gọi vốn cả hàng trăm triệu đô trong thời gian tính bằng giờ. ICO trở thành một hình thức kêu gọi vốn hiệu quả nhất vào cuối 2017, hơn hẳn các hình thức huy động khác. Lúc này, mặc dù không hiểu gì về nguyên lý công nghệ Blockchain (là nền tảng của các loại tiền mã hoá), mà chỉ coi BTC hay các loại tiền khác là một “mã” có thể kiếm rất nhiều tiền trong thời gian rất ngắn. Hội đa câp lại nhận ra một chân lý lừa đảo mới. Đó là thay vì buôn bán tiền mã hoá, chúng có thể tạo ra các ICO ảo, áp dụng đúng công thức của đa cấp lừa đảo vào thì sẽ huy động được nhanh và nhiều hơn gấp ngàn lần lừa đảo kiểu truyền thống.

Và thế là chúng ta có một loạt các ICO lừa đảo kiểu iFan này.